Để có được một công trình lát sàn gỗ mang tính thẩm mỹ và chất lượng cao thì đòi hỏi người thi công phải lắp đặt sàn gỗ đúng kỹ thuật. Sàn gỗ có bền hay không, không gian phòng được lắp đặt sàn gỗ có đẹp hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn này. Sàn gỗ được sử dụng phố biến là sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên. Cả hai loại sàn gỗ này có cách thi công lắp đặt như nhau. Sau đây, Sàn Gỗ Phương Nam sẽ hướng dẫn bạn thi công lắp đặt sàn gỗ tại nhà.
- Bạn cần phải vận chuyển các hộp sàn gỗ công nghiệp đến địa điểm cần sử dụng trước 24h với mục đích giúp chúng thích nghi với môi trường ở đó về độ ẩm, khí hậu... Hãy chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết liên quan cho việc thi công ván sàn gỗ như keo dán, máy cắt, máy khoan, ổ điện dây điện để cắt gỗ và bất cứ đồ dùng cần thiết khác.
- Nhiệt độ lạnh nhất để có thể lắp đặt sàn gỗ là 19° C và nhiệt độ bề mặt thi công sàn gỗ chính hãng tối thiểu là 16° C. Độ ẩm không khí cũng cần đảm bảo khoảng từ 50% – 75%
- Khi kiểm tra bề mặt nền nhà mà gồ ghề thì phải láng phẳng lại. Tường nhà đảm bảo không lồi lõm, phẳng, chân tường tuyệt đối phải vuông góc với mặt sàn. Cửa nhà phải thấp hơn sàn từ 10mm đến 15mm với sàn gỗ, có như thế việc lắp đặt sàn gỗ mới thực sự đúng kĩ thuật và cho hiệu quả cao.
- Lắp đặt sàn gỗ phải theo chiều song song của ánh sáng để làm nổi bật màu sắc cũng như vân gỗ và tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ.
- Độ rộng tối thiểu của hàng gỗ lát cuối cùng cách chân tường 5mm. Đây là quy chuẩn mà các chuyên gia đã đưa ra và áp dụng để thi công, lát sàn gỗ để đảm bảo về khoảng cách chuẩn.
- Tuyệt đối không được dán, đóng đinh hoặc làm cố định bề mặt sàn gỗ theo bất kỳ cách nào. Vì sàn gỗ co giãn khi thay đổi thời tiết nên nếu bạn cố định sàn thì nó sẽ phồng lên khi giãn nở. Ta chỉ có thể dùng phào (len) gắn trực tiếp vào tường, không được gắn cố định với sàn gỗ.
- Để đặt tấm gỗ sàn vào đúng vị trí, không bao giờ được dùng búa đập trực tiếp vào cạnh của sàn gỗ. Nên dùng một miếng gỗ đệm giữa tấm gỗ sàn. Và phải luôn bảo đảm rằng miếng đệm không làm hỏng phần mép của tấm gỗ sàn.
Bạn hãy quét dọn, vệ sinh bề mặt sàn nhà cho thật sạch sẽ. Cần phải đảm bảo là bề mặt sàn phải thật bằng phẳng. Như vậy thì khi lắp đặt sàn vào mới không bị cong vênh gây ra tình trạnh hỏng hèm khoá, phát ra tiếng kêu khi sử dụng. Ngoài ra, bề mặt sàn nhà cần phải khô ráo không ẩm ướt, nếu mới lát thêm si măng thì phải đợi cho khô mới tiến hành.
Xử lý bề mặt nền nhà trước khi lát sàn gỗ
Sau khi bề mặt nền nhà đã được xử lý, bước tiếp theo là tiến hành trải lớp lót sàn. Công dụng của lớp này là chúng có tác dụng giúp cho sàn gỗ trở nên êm ái, hạn chế tiếng động khi đi lại, đồng thời hút ẩm giảm tiếng ồn do khoảng trống bên dưới tạo nên. Vật liệu lót sàn này có thể là xốp PE tráng nilon, xốp tráng bạc hoặc cao su non. Thông nhường nhà sản xuất và bán hàng khuyến khích lắp đặt sàn gỗ nên nền xốp PE tráng nilon 2mm. Tuy nhiên chủ nhà có thể lựa chọn các loại xốp lót khác tuỳ thuộc vào sở thích hoặc điều kiện mặt nền.
Khi trải lớp lót sàn bạn chú ý trải thật phẳng và để khoảng cách so với chân tường là 8mm (sàn gỗ dày 8mm) hoặc 12mm (sàn gỗ dày 12mm). Bạn có thể trải theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, dùng băng dính (băng keo dán) để gắn kết hai lớp lót gần kề nhau lại. Lưu ý không trải chồng lớp xốp lên nhau.
Trải lớp xốp lót sàn (Foam PE)
Trải lớp xốp lót sàn xong, ta tiến hành lắp đặt sàn gỗ. Ta lắp đặt sàn gỗ từ phía góc của căn phòng và cứ như thế nối tiếp liền nhau từ trong ra ngoài. Ta nên lát theo chiều của ánh sáng chiếu vào để nổi bật nên những vân gỗ cũng như làm cho màu sàn trở nên óng ánh hơn. Các mép nối đầu của mỗi thanh gỗ được ghép với nhau có thể so le hoặc lát xương cá... Khoảng cách giữa mép sàn gỗ và chân tường tối thiểu là 8mm. Đây là khoảng cách đảm bảo sự giãn nở của sàn gỗ trong quá trình sử dụng về sau.
Lắp đặt sàn gỗ đúng kỹ thuật
Sau khi lắp đặt sàn gỗ, ta tiến hành lắp phụ kiện cho sàn gỗ. Các loại phụ kiện này bao gồm: phào chân tường nhựa, phào chân tường gỗ công nghiệp, phào chân tường gỗ tự nhiên, nẹp nhựa, nẹp hợp kim, nẹp inox, nẹp nhôm... Phụ kiện có tác dụng giúp che hết khe hở, cố định mép của ván sàn gỗ và ép sàn gỗ xuống mặt nền. Bạn nên lựa chọn phụ kiện có tông màu phù hợp với sàn gỗ của căn phòng.
Lắp đặt phụ kiện sàn gỗ đúng kỹ thuật
Kết thúc quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ bằng việc dùng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng. Bạn có thể dùng phào chân tường hoặc nẹp kết thúc để che kín khoảng cách giữa chân tường và tấm ván gỗ cuối cùng. Sau đó, vệ sinh sàn gỗ, lau chùi quét dọn sạch sẽ sàn gỗ cũng như toàn bộ không gian vừa được thực hiện.
Vệ sinh sàn gỗ sau khi lắp đặt
Trên đây là quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ đúng kỹ thuật mà Sàn Gỗ Phương Nam muốn chia sẻ tới gia chủ, mong bài viết trên sẽ giúp ích trong việc thi công lắp đặt sàn gỗ của gia chủ. Nếu gia chủ vẫn chưa nắm rõ quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ thì có thể sử dụng dịch vụ thi công lắp đặt sàn gỗ của chúng tôi. Mọi thông tin liên hệ qua Hotline: 0909233099 để được tư vấn một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.